Thông báo tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2024

Căn cứ Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT  ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non;

Căn cứ Quyết định số 37/QĐ-HV ngày 18 tháng 01 năm 2023 của Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học chính quy;

Căn cứ Đề án tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2024 được phê duyệt tại Quyết định số 545/QĐ-HV ngày 10/4/2024 của Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông,

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thông báo tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2024 như sau:

A. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH:

Tổng chỉ tiêu dự kiến là 5.060, trong đó chỉ tiêu của 02 Cơ sở đào tạo cụ thể như sau:

1. CƠ SỞ ĐÀO TẠO PHÍA BẮC (Mã trường: BVH)

Địa chỉ: Km10 Đường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Hà Nội

2 SỞ ĐÀO TẠO PHÍA NAM (Mã trường: BVS)

Địa chỉ: Số 11 Nguyễn Đình Chiểu, phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Ghi chú: Các ngành, chương trình đào tạo mới dự kiến sẽ tuyển sinh từ năm 2024 gồm có Thiết kế và Phát triển Game, Công nghệ thông tin Việt – Nhật, Quan hệ công chúng (sẽ có thông báo bổ sung dự kiến vào tháng 5/2024)

B. THÔNG TIN TUYỂN SINH:

1. Phương thức tuyển sinh

Năm 2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sử dụng 04 phương thức tuyển sinh như sau:

a) Phương thức 1: Xét tuyển tài năng

Xét tuyển tài năng gồm có:

  • Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: đối với các thí sinh là thành viên đội tuyển Olympic quốc tế hoặc đoạt giải Quốc gia, Quốc tế theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện (có thông báo chi tiết riêng).
  • Xét tuyển dựa vào hồ sơ năng lực (HSNL): đối với các thí sinh có Thành tích đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT cấp quốc gia (giải Khuyến khích), cấp Tỉnh/Thành phố trực thuộc TW (Nhất, Nhì, Ba và Khuyến khích), thời gian đoạt giải không quá 3 năm tính tới thời điểm xét tuyển hoặc là học sinh tại các trường THPT chuyên (điều kiện cụ thể tại điểm b mục 2 về Đối tượng tuyển sinh).

b) Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

c) Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp

Xét tuyển kết hợp giữa một trong các loại Chứng chỉ quốc tế (Chứng chỉ SAT/ACT) hoặc Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (Chứng chỉ IELTS, TOEFL) với kết quả học tập ở bậc THPT (điều kiện cụ thể tại điểm d mục 2 về Đối tượng tuyển sinh).

d) Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả trong các kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL), đánh giá tư duy (ĐGTD) của các đơn vị: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức (điều kiện cụ thể tại điểm e mục 2 về Đối tượng tuyển sinh).

2Đối tượng tuyển sinh

a) Quy định chung:

 Đối tượng dự tuyển được xác định tại thời điểm xét tuyển (trước khi công bố kết quả xét tuyển chính thức) là các thí sinh đã được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) của Việt Nam hoặc có bằng tốt nghiệp của nước ngoài được công nhận trình độ tương đương hoặc đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành nghề thuộc cùng nhóm ngành dự tuyển và đã hoàn thành đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa cấp THPT theo quy định của pháp luật;

 Có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành;

 Đáp ứng các điều kiện khác theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện.

b) Đối với Phương thức 1 – Xét tuyển tài năng:

Ngoài các yêu cầu theo quy định chung ở mục a) thì thí sinh cần có thêm một trong các điều kiện như sau:

(1) Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: thí sinh là thành viên đội tuyển Olympic quốc tế hoặc đoạt giải Quốc gia, Quốc tế theo Quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện (có thông báo chi tiết riêng).

(2) Xét tuyển dựa vào hồ sơ năng lực (HSNL): thí sinh cần có thêm một trong các điều kiện sau đây:

  • Thí sinh đoạt giải Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc đã tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương (TW) các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học  có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên;
  • Là học sinh chuyên các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học của trường THPT chuyên trên phạm vi toàn quốc (các trường THPT chuyên thuộc Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW và các trường THPT chuyên thuộc Cơ sở giáo dục đại học) hoặc hệ chuyên thuộc các trường THPT trọng điểm quốc gia;  có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên.

c) Đối với Phương thức 2 – Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024:

Ngoài các yêu cầu theo quy định chung ở mục a) thì thí sinh phải tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 với các bài thi/môn thi theo tổ hợp xét tuyển tương ứng các ngành của Học viện.

d) Đối với Phương thức 3 – Xét tuyển kết hợp:

Ngoài các yêu cầu theo quy định chung ở mục a) thì thí sinh cần có thêm một trong các điều kiện sau đây:

  • Thí sinh có Chứng chỉ quốc tế SAT, trong thời hạn 02 năm (tính đến ngày xét tuyển) từ 1130/1600 trở lên hoặc ACT từ 25/36 trở lên;  có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên;
  • Thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày xét tuyển) đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 65 trở lên hoặc TOEFL ITP 513 trở lên;  có kết quả điểm trung bình chung học tập lớp 10, 11, 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên.

e) Đối với Phương thức 4 – Xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực (ĐGNL) hoặc đánh giá tư duy (ĐGTD):

Ngoài các yêu cầu theo quy định chung ở mục a) thì thí sinh cần có thêm một trong các điều kiện sau đây:

  • Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội (HSA) năm 2024 từ 75 điểm trở lên;
  • Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (APT) năm 2024 từ 600 điểm trở lên;
  • Thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội (TSA) năm 2024 từ 50 điểm trở lên.

3. Phạm vi tuyển sinh (địa lý):

Học viện tuyển sinh trên phạm vi cả nước (thí sinh đăng ký xét tuyển vào Cơ sở đào tạo nào thì sẽ theo học tại Cơ sở đó – BVH hoặc BVS).

4. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

  • Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT: Học viện sẽ thông báo sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024;
  • Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với Phương thức xét tuyển tài năng (Xét tuyển dựa vào hồ sơ năng lực) và Phương thức xét tuyển kết hợp: thí sinh có kết quả điểm trung bình chung học tập các năm học lớp 10, lớp 11, lớp 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) đạt từ 7,5 trở lên và có hạnh kiểm Khá trở lên tùy theo từng loại đối tượng;
  • Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy:
    • Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội năm 2024 từ 75 điểm trở lên.
    • Thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh năm 2024 từ 600 điểm trở lên.
    • Thí sinh có điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 từ 50 điểm trở lên.
  • Các điều kiện xét tuyển: theo quy định và lịch trình chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Chính sách ưu tiên

a) Học viện thực hiện tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Thông báo của Học viện, không giới hạn số lượng chỉ tiêu (có Thông báo riêng);

b) Chính sách ưu tiên về đối tượng, khu vực theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Trong đó, Thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và một năm kế tiếp (thí sinh tốt nghiệp năm 2024 và năm 2023).

c) Chính sách ưu tiên của Học viện đối với các phương thức xét tuyển sớm (xét tuyển tài năng, xét tuyển kết hợp và xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy):

  • Quy đổi điểm Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Áp dụng Đối với Phương thức xét tuyển kết hợp.

Thí sinh được phép quy đổi điểm môn tiếng Anh trong tổ hợp xét tuyển khi có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế. Cụ thể:

(*): Chỉ quy đổi điểm môn tiếng Anh trong Điểm xét tuyển (điểm xét tuyển cuối cùng), không quy đổi điểm môn tiếng Anh của từng năm học

Cộng Điểm thưởng cho thí sinh đạt giải: Áp dụng Đối với Phương thức xét tuyển kết hợp và Phương thức xét tuyển dựa vào kết quả bài thi ĐGNL, ĐGTD

Thí sinh được cộng Điểm thưởng theo thành tích giải đạt được vào Điểm xét tuyển. Cụ thể:

d) Cách tính điểm ưu tiên

Điểm ưu tiên, Điểm thưởng (ưu tiên đối tượng và khu vực theo quy chế tuyển sinh, điểm thưởng) gọi chung là Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (áp dụng theo thang điểm 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 – Tổng điểm đạt được(*))/7,5] x [Điểm ưu tiên theo QC (nếu có) + Điểm thưởng (nếu có)]

(*) Tổng điểm đạt được là điểm xét tuyển (không gồm điểm ưu tiên) tương ứng với từng phương thức xét tuyển (là Kết quả thi tốt nghiệp THPT đối với PTXT dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc Kết quả học tập THPT đối với PTXT kết hợp hoặc Kết quả đánh giá năng lực, đánh giá tư duy sau quy đổi về thang điểm 30 đối với PTXT dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy).

Đối với Phương thức xét tuyển tài năng theo thang điểm 100, các mức điểm trong xác định điểm ưu tiên được quy đổi theo thang điểm 100. Cụ thể, thí sinh đạt tổng điểm từ 75 điểm trở lên, điểm ưu tiên được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(100 – Điểm HSNL đạt được)/25] x [Điểm ưu tiên theo QC (nếu có)]

6. Chính sách học bổng

Học bổng đặc biệt: năm 2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cấp tối đa 30 suất học bổng đặc biệt, giá trị mỗi suất học bổng tới 500 triệu đồng (gồm: học phí trong toàn thời gian học, chi phí ăn ở, kinh phí nghiên cứu khoa học, thực tập ở nước ngoài, kinh phí hỗ trợ từ doanh nghiệp đối tác và các hỗ trợ khác).

Đối tượng xét cấp học bổng đặc biệt là các thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia các môn Toán, Lý và Tin học; thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT từ 29,0 điểm trở lên. Người được nhận học bổng đặc biệt phải đảm bảo điểm trung bình chung tích lũy năm học liên tục đạt từ loại Giỏi trở lên trong thời gian học tập.

Học bổng toàn phần: năm 2024, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cấp tối đa 50 suất học bổng toàn phần với giá trị học bổng tới 250 triệu đồng (tương đương học phí toàn khóa học của chương trình chất lượng cao) cho các thí sinh đoạt giải Nhất trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh/Thành phố trực thuộc TW các môn Toán, Lý và Tin học. Người được nhận học bổng toàn phần phải đảm bảo điểm trung bình chung tích lũy năm học liên tục đạt từ loại Giỏi trở lên trong thời gian học tập.

Học bổng miễn 100% học phí trong năm học thứ nhất với tối đa 100 suất cho đối tượng là các thí sinh đoạt trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc tế, quốc gia hoặc thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW các môn Toán, Lý, Hóa và Tin học hoặc đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024;

Học bổng miễn 50% học phí trong năm học thứ nhất với tối đa 300 suất cho đối tượng là các thí sinh đoạt trong kỳ thi học sinh giỏi hoặc đạt kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024;

Ngoài ra, sinh viên còn có nhiều cơ hội để được nhận các xuất học bổng của các doanh nghiệp hàng đầu như Samsung, VNPT, Mobifone, Viettel, FPT, AGR, …

Ghi chú: Thí sinh chỉ được xét và cấp một Loại học bổng trong chính sách học bổng nêu trên; xét cấp học bổng thực hiện xét từ trên xuống cho đến hết số suất học bổng.

C. THÔNG TIN CHI TIẾT CÁC PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH NĂM 2024

I. XÉT TUYỂN TÀI NĂNG

1. Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển: 

Thực hiện theo Quy chế và Kế hoạch của Bộ Giáo dục & Đào tạo, có thông báo riêng.

2Hồ sơ Đăng ký xét tuyển dựa vào hồ sơ năng lực (HSNL)

a) Phiếu đăng ký xét tuyển có xác nhận của trường THPT nơi thí sinh đang học hoặc Công an xã, phường nơi thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương (In từ hệ thống xét tuyển);

b) Bản sao hợp pháp một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc Giấy xác nhận đã tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc Giấy chứng nhận đạt giải kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương.

c) Hoặc Giấy xác nhận là học sinh chuyên các môn Toán, Lý, Hóa, Tin học của trường THPT chuyên trên phạm vi toàn quốc (các trường THPT chuyên thuộc Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW và các trường THPT chuyên thuộc Cơ sở giáo dục đại học) hoặc hệ chuyên thuộc các trường THPT trọng điểm quốc gia (nếu học bạ THPT không ghi hệ chuyên).

d) Bản sao hợp lệ Học bạ THPT, trong trường hợp thí sinh chưa xin được học bạ THPT thì có thể thay thế bằng bản xác nhận kết quả học tập các môn học năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 (hoặc học kỳ 1 lớp 12có ký và đóng dấu của trường THPT;

đ) Bản sao hợp lệ CMND/CCCD;

e) Bản sao các giấy tờ ưu tiên khác (nếu có).

Lưu ý: Hồ sơ đăng ký xét tuyển dựa vào HSNL là riêng, độc lập với hồ sơ đăng ký xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

3Thời gian và hình thức nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển dựa vào HSNL

a) Kế hoạch xét tuyển:

Lưu ý: Hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) được xác lập là hồ sơ hợp lệ khi thí sinh đã khoá hồ sơ trên hệ thống xét tuyển trực tuyến, thí sinh đã đóng lệ phí xét tuyển, hồ sơ ĐKXT (bản cứng) được gửi tới Học viện và được Học viện chấp nhận.

bCác bước thực hiện khai và nộp hồ sơ ĐKXT:

Bước 1: Thí sinh lựa chọn Phương thức xét tuyển và khai hồ sơ ĐKXT dựa vào HSNL trực tuyến tại địa chỉ website: https://xettuyen.ptit.edu.vn;

Bước 2: In 02 Phiếu ĐKXT dựa vào HSNL rồi xin xác nhận của trường THPT nơi thí sinh đang học hoặc Công an xã, phường nơi thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương;

Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ĐKXT dựa vào HSNL theo yêu cầu như mục 2 nêu trên;

Bước 4: Nộp hồ sơ ĐKXT dựa vào HSNL bằng đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát đảm bảo đến các địa chỉ cơ sở đào tạo của Học viện (Thời gian nộp hồ sơ được tính theo dấu bưu điện).

4Lệ phí: 

25.000 đ/nguyện vọng

5Nguyên tắc xét tuyển:

  • Thí sinh được đăng ký xét tuyển 02 nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một (01) nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký;
  • Xét tuyển theo ngành và theo Điểm hồ sơ năng lực (Điểm HSNL);
  • Xét trúng tuyển từ thí sinh có kết quả cao xuống cho đến hết chỉ tiêu;
  • Điểm HSNL = Điểm học lực + Điểm thành tích + Điểm ưu tiên (theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT). Trong đó,
    • Điểm HSNL được quy đổi theo thang điểm 100;
    • Điểm học lực chiếm 60% (tối đa 60 điểm);
    • Điểm thành tích chiếm 40% (tối đa 40 điểm);
    • Điểm ưu tiên thực hiện theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và được quy đổi theo thang điểm 100 tương ứng.
    • Điểm học lực (ĐHL) được tính bằng tổng của ba (03) điểm bình quân kết quả học tập ở năm học lớp 10, lớp 11, lớp 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) của ba (03) môn học tương ứng với tổ hợp bài thi/môn thi của ngành đã đăng ký xét tuyển, cụ thể:

ĐHL = [Điểm BQ môn 1 + Điểm BQ môn 2 + Điểm BQ môn 3]*6/3

với Điểm BQ môn = [Điểm năm lớp 10 + Điểm năm lớp 11 + Điểm năm lớp 12]/3

Điểm thành tích được xác định cụ thể như sau:

Ghi chú: Thí sinh chỉ được lựa chọn một (01) loại thành tích cao nhất.

  • Nếu xét tuyển không đủ chỉ tiêu thì số chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo phương thức khác;
  • Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo kế hoạch chung (thí sinh xếp nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển là nguyện vọng 1 khi đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống để được trúng tuyển chính thức vào Học viện);
  • Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trên Hệ thống tuyển sinh và theo kế hoạch quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem là từ chối nhập học.

II. XÉT TUYỂN DỰA VÀO KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024

1Mức điểm nhận hồ sơ ĐKXT

Học viện sẽ thông báo mức điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

2Hình thức nhận hồ sơ ĐKXT

Trực tuyến theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

3. Thời gian xét tuyển và công bố kết quả:

4. Nguyên tắc xét tuyển

  • Xét tuyển theo ngành và theo tổ hợp bài thi/môn thi xét tuyển;
  • Điểm trúng tuyển của các tổ hợp bài thi/môn thi trong cùng một ngành là bằng nhau (không có điểm chênh lệch giữa các tổ hợp trong cùng một ngành);
  • Xét trúng tuyển từ thí sinh có kết quả cao xuống và đảm bảo chất lượng tuyển sinh;
  • Xét tuyển các nguyện vọng bình đẳng (không có điểm chênh lệch giữa các nguyện vọng trong cùng một ngành), nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng ở thứ tự ưu tiên thứ nhất (nguyện vọng 1) thì sẽ được tự động xét tuyển ở nguyện vọng ưu tiên thứ hai (nguyện vọng 2) và kế tiếp;
  • Thí sinh chỉ trúng tuyển vào 1 nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký, khi đã trúng tuyển ở nguyện vọng nào thì không được xét tuyển tiếp ở nguyện vọng sau;
  • Điểm trúng tuyển được tính theo thang điểm 10 trên tổng điểm tối đa của 3 môn thi trong tổ hợp xét tuyển là 30 điểm;
  • Đối với các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện không sử dụng tiêu chí phụ riêng để xét tuyển;
  • Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trong thời gian quy định của Học viện. Nếu quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem là từ chối nhập học.
  • Các điều kiện khác thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Học viện.

5Học viện không sử dụng kết quả miễn thi bài thi môn ngoại ngữ, không sử dụng điểm thi được bảo lưu để xét tuyển.

III. XÉT TUYỂN KẾT HỢP

1Hồ sơ Đăng ký xét tuyển kết hợp (XTKH)

a) Phiếu đăng ký xét tuyển có xác nhận của trường THPT nơi thí sinh đang học hoặc Công an xã, phường nơi thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương (In từ hệ thống xét tuyển);

b) Bản sao hợp pháp một trong các giấy tờ sau:

  • Chứng chỉ quốc tế SAT hoặc ACT;
  • Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn trong thời hạn (tính đến ngày xét tuyển);

c) Bản sao hợp lệ Học bạ THPT, trong trường hợp thí sinh chưa xin được học bạ THPT thì có thể thay thế bằng bản xác nhận kết quả học tập các môn học năm lớp 10, lớp 11, lớp 12 (hoặc học kỳ 1 lớp 12có ký và đóng dấu của trường THPT;

d) Bản sao hợp lệ CMND/CCCD;

e) Bản sao các giấy tờ ưu tiên khác (nếu có).

Lưu ý: Hồ sơ đăng ký xét tuyển kết hợp là riêng, độc lập với hồ sơ đăng ký xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

2Thời gian và hình thức nộp hồ sơ đăng ký XTKH

a) Kế hoạch xét tuyển:

Lưu ý: Hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) được xác lập là hồ sơ hợp lệ khi thí sinh đã khoá hồ sơ trên hệ thống xét tuyển trực tuyến, thí sinh đã đóng lệ phí xét tuyển, hồ sơ ĐKXT (bản cứng) được gửi tới Học viện và được Học viện chấp nhận.

bCác bước thực hiện nộp hồ sơ ĐKXT:

Bước 1: Thí sinh lựa chọn Phương thức xét tuyển và khai hồ sơ đăng ký XTKH trực tuyến tại địa chỉ website: https://xettuyen.ptit.edu.vn;

Bước 2: In 02 Phiếu ĐKXT theo phương thức xét tuyển kết hợp rồi xin xác nhận của trường THPT nơi thí sinh đang học hoặc Công an xã, phường nơi thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương;

Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ĐKXT-KH theo yêu cầu như mục 1 nêu trên;

Bước 4: Nộp hồ sơ ĐKXT-KH bằng đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát đảm bảo đến các địa chỉ cơ sở đào tạo của Học viện (Thời gian nộp hồ sơ được tính theo dấu bưu điện).

3Lệ phí: 

25.000 đ/nguyện vọng

4Nguyên tắc xét tuyển:

  • Thí sinh được đăng ký xét tuyển 02 nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một (01) nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký;
  • Xét tuyển theo ngành và theo kết quả học tập của năm học lớp 10, lớp 11, lớp 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) của các môn học tương ứng với tổ hợp bài thi/môn thi của ngành đăng ký xét tuyển;
  • Xét trúng tuyển từ thí sinh có kết quả cao xuống cho đến hết chỉ tiêu;
  • Điểm trúng tuyển của các tổ hợp trong cùng một ngành là bằng nhau;
  • Điểm xét tuyển (ĐXT) được tính bằng tổng của ba (03) điểm bình quân kết quả học tập ở năm học lớp 10, lớp 11, lớp 12 hoặc học kỳ 1 lớp 12 (nếu chưa có kết quả năm học lớp 12) của ba (03) môn học tương ứng với tổ hợp bài thi/môn thi đã đăng ký xét tuyển, cộng với điểm ưu tiên, điểm thưởng (nếu có);

ĐXT = [Điểm BQ môn 1 + Điểm BQ môn 2 + Điểm BQ môn 3] + Điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó:

Điểm BQ môn = [Điểm năm lớp 10 + Điểm năm lớp 11 + Điểm năm lớp 12]/3

  • Nếu xét tuyển không đủ chỉ tiêu thì số chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo phương thức khác;
  • Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo kế hoạch chung (thí sinh xếp nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển là nguyện vọng 1 khi đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống để được trúng tuyển chính thức vào Học viện);
  • Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trên Hệ thống tuyển sinh và theo kế hoạch quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem là từ chối nhập học.

IV. XÉT TUYỂN DỰA VÀO KẾT QUẢ BÀI THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HOẶC ĐÁNH GIÁ TƯ DUY

1Hồ sơ Đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả bài thi ĐGNL, ĐGTD:

a) Phiếu đăng ký xét tuyển có xác nhận của trường THPT nơi thí sinh đang học hoặc Công an xã, phường nơi thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương (In từ hệ thống xét tuyển);

b) Bản sao hợp lệ Giấy báo điểm/kết quả thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy.

c) Bản sao hợp lệ CMND/CCCD;

d) Bản sao các giấy tờ ưu tiên khác (nếu có);

Lưu ý: Hồ sơ đăng ký xét tuyển dựa vào kết quả bài thi đánh giá năng lực hoặc đánh giá tư duy là riêng, độc lập với hồ sơ đăng ký xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

2Thời gian và hình thức nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển ĐGNL, ĐGTD:

a) Kế hoạch xét tuyển:

 

Lưu ý: Hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT) được xác lập là hồ sơ hợp lệ khi thí sinh đã khoá hồ sơ trên hệ thống xét tuyển trực tuyến, thí sinh đã đóng lệ phí xét tuyển, hồ sơ ĐKXT (bản cứng) được gửi tới Học viện và được Học viện chấp nhận.

bCác bước thực hiện nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển ĐGNL:

Bước 1: Thí sinh lựa chọn Phương thức xét tuyển và khai hồ sơ đăng ký xét tuyển ĐGNL, ĐGTD trực tuyến tại địa chỉ website: https://xettuyen.ptit.edu.vn;

Bước 2: In 02 Phiếu ĐKXT theo phương thức xét tuyển kết hợp rồi xin xác nhận của trường THPT nơi thí sinh đang học hoặc Công an xã, phường nơi thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương;

Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký xét tuyển ĐGNL theo yêu cầu như mục 1 nêu trên;

Bước 4: Nộp hồ sơ ĐKXT-KH bằng đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát đảm bảo đến các địa chỉ cơ sở đào tạo của Học viện (Thời gian nộp hồ sơ được tính theo dấu bưu điện).

3Lệ phí: 

25.000 đ/nguyện vọng

4Nguyên tắc xét tuyển:

  • Thí sinh được đăng ký xét tuyển 02 nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một (01) nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký;
  • Xét tuyển theo ngành và theo điểm xét tuyển đã quy đổi về thang điểm 30;
  • Xét trúng tuyển từ thí sinh có kết quả cao xuống cho đến hết chỉ tiêu;
  • Điểm trúng tuyển của các tổ hợp trong cùng một ngành là bằng nhau;
  • Điểm xét tuyển (ĐXT) được quy đổi về theo thang điểm 30 như sau:
    • ĐXT theo kỳ thi đánh gia năng lực của Đại học quốc gia Hà Nội:

ĐXT = Điểm ĐGNL *30/150 + Điểm ưu tiên (nếu có)

    • ĐXT theo kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh:

ĐXT = Điểm ĐGNL *30/1200 + Điểm ưu tiên (nếu có)

    • ĐXT theo kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội:

ĐXT = Điểm ĐGTD *30/100 + Điểm ưu tiên (nếu có)

  • Nếu xét tuyển theo phương thức dựa vào kết quả bài thi ĐGNL hoặc ĐGTD không đủ chỉ tiêu thì số chỉ tiêu còn lại được chuyển sang xét tuyển theo phương thức khác;
  • Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo kế hoạch chung (thí sinh xếp nguyện vọng đã đủ điều kiện trúng tuyển là nguyện vọng 1 khi đăng ký nguyện vọng trên Hệ thống để được trúng tuyển chính thức vào Học viện);
  • Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trên Hệ thống tuyển sinh và theo kế hoạch quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nếu quá thời hạn này, thí sinh không xác nhận nhập học được xem là từ chối nhập học.

D. KÊNH THÔNG TIN HỖ TRỢ THÍ SINH

Thông tin chi tiết về tuyển sinh và các chương trình đào tạo thí sinh có thể xem và tham khảo tại Cổng thông tin điện tử, Cổng thông tin tuyển sinh, Cổng thông tin đào tạo của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tại các địa chỉ:

a) Địa chỉ các trang thông tin điện tử của Học viện:

Cơ sở đào tạo phía Bắc (BVH): https://ptit.edu.vn và https://tuyensinh.ptit.edu.vn

Cơ sở đào tạo phía Nam (BVS):  https://ptithcm.edu.vn

b) Thông tin trực hỗ trợ để giải đáp thắc mắc:

        Cơ sở đào tạo phía Bắc (BVH): (024) 33528122, (024) 33512252

        Cơ sở đào tạo phía Nam (BVS):  (028) 38297220

c) Trang tư vấn trực tuyến: Inbox trên trang Fanpage tuyển sinh hoặc trên cổng thông tin tuyển sinh

d/ Fanpage: https://facebook.com/ptittuyensinhhttps://facebook.com/ptithcm.edu.vn

e) Zalo: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (ID 1260203497642986925)

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ:

Cơ sở đào tạo Phía Bắc (mã trường BVH):     

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Km10, đường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội.

Cơ sở đào tạo Phía Nam (mã trường BVS):    

Học viện Công nghệ BCVT – Cơ sở Tp. Hồ Chí Minh

Số 11 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh